Huyệt thận du: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt

HUYỆT THẬN DU: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT

Day bấm huyệt thận du có tác dụng điều hòa kinh khí cho thận đồng thời chăm sóc sức khỏe phần lưng. Đây là 1 trong số 108 huyệt đạo quan trọng trên cơ thể mà bạn cần lưu ý để có thể chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Cùng Jpxsport tìm hiểu về vị trí, tác dụng cũng như cách bấm huyệt thông qua bài viết sau đây. 

Huyệt thận du là gì?

Huyệt thận du – 1 trong số 108 huyệt đạo trên cơ thể – xuất phát từ Thiên Bối Du. Đây là huyệt đạo thứ 23 của kinh Bàng Quang. Theo từ điển giải nghĩa “du” có nghĩa là đẩy nên có thể hiểu tên huyệt với ý nghĩa là đẩy kinh khí từ bên ngoài vào thận. 

Vị trí

Thận du nằm cách 1,5 thốn so với đường giữa sau, ở ngay gần với đường viền gai đốt sống thắt lưng thứ 2 (L2). Bạn có thể xác định vị trí của huyệt theo các bước sau:

  • Xác định hướng của cột sống thắt lưng. 
  • Tìm đường Tuffier (đường nối đỉnh của mào chậu). Đường này thường giao với gai cột sống thắt lưng thứ 4 (L4). 
  • Từ vị trí này, đo lên trên 2 đốt sống để xác định được vị trí của gai cột sống thắt lưng thứ 2. 
  • Sau đó, đến sang bên phải 1,5 thốn (tương đương độ dài của 1,5 đốt ngón tay)
  • Ở đầu của cơ đốt sống chính là vị trí của huyệt thận du. 

Vị trí huyệt thận du trên cơ thể

Tiến hành giải phẫu huyệt có thể thấy rõ, huyệt bị cho phối bởi cân ngực thắt lưng. Tại vị trí này có các nhóm cơ là cơ lưng to, cơ rắng bé sau dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu. Phần da huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc L2. 

Tác dụng

Bấm huyệt thận du đúng cách sẽ mang lại những lợi ích sau đối với sức khỏe:

  • Tăng cường chức năng thận: huyệt thận du hỗ trợ điều trị các bệnh lý thận mãn tính, giúp bổ thận dương tốt hơn
  • Tăng cường sức mạnh cho phần lưng dưới, nhất là với những người bị đau thắt lưng, yếu và lạnh đầu gối, làm săn chắc vị trí này của cơ thể. 
  • Bổ huyết, cải thiện tình trạng mờ mắt, hoa mắt, mệt mỏi: kết hợp bấm huyệt Tỳ và Thận du giúp thúc đẩy quá trình tạo huyết trong trường hợp cơ thể mất máu. 
  • Tăng cường sức khỏe xương, tủy, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương: xương yếu, loãng xương,… cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt. 
  • Bấm huyệt thận du giúp bồi bổ tủy, cải thiện triệu chứng chóng mặt, trí nhớ kém, ù tai, chân yếu, mệt mỏi nghiêm trọng, buồn ngủ thường xuyên. 
  • Có tác dụng lợi tiểu, cải thiện các triệu chứng tiểu khó, tiểu đục, đái dắt, tiểu không tự chủ, tiểu đêm ở người cao tuổi, tiểu nhỏ giọt, ra máu. 
  • Tăng cường chức năng nhận khí của thận, đặc biệt ở người bị bệnh hen suyễn mãn tính. 
  • Chăm sóc sức khỏe tử cung và tác động đến các mạch quản khác khi cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai, tử cung lạnh. 
  • Giảm triệu chứng mờ, khô mắt, thị lực yếu ở người cao tuổi, tăng nhãn áp, giảm thị lực vào ban đêm. 
  • Mang lại nhiều lợi ích đối với tai, nhất là cải thiện chứng bệnh cấp tính như viêm, nhiễm trùng tai, ù, điếc tai. 

Huyệt thận du có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Cách bấm huyệt

Những tác dụng của huyệt thận du chỉ thực sự có hiệu quả với sức khỏe nếu bạn tiến hành bấm huyệt, day ấn đúng cách. Dưới đây là những cách bấm huyệt giúp bạn chữa bệnh tốt nhất. 

Bấm huyệt giúp điều trị bệnh đau thắt lưng

Thận du huyệt có tác động rất lớn đến phần xương cốt nên chúng có thể hỗ trợ điều trị tốt các bệnh lý phần lưng. Cách bấm huyệt này giúp bạn chữa bệnh như sau:

  • Xác định chính xác vị trí huyệt đạo
  • Bệnh nhân ngồi hoặc đứng ở tư thế lưng thẳng, hai tay ôm eo, ngón cái đặt ở phía sau trùng với vị trí của huyệt. 
  • Dúng ngón tay day ấn huyệt trong vòng 2-3 phút. 
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau nhức nhanh chóng nhất. 

Cải thiện chức năng thận, chữa yếu sinh lý

Bấm huyệt thận du có thể giải quyết tình trạng thận yếu – nguyên nhân gây ra những vấn đề sinh lý ở nam giới. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn thực hiện cách chữa bệnh như sau:

  • Xác định vị trí huyệt trước khi thực hiện
  • Tư thế lưng thẳng, hai chân hơi khép.
  • Co ngón tay kết hợp khum lòng bàn tay để tạo thành một nơi chứa khí
  • Hơi cúi nhẹ phần thân trên, người ngả về phía trước, hai cánh tay dang ngang bằng với vao
  • Co 2 cánh tay rồi vỗ vào vùng thận du với một lực vừa phải. Có thể trùng gối để tạo tư thế cân bằng. 
  • Bạn có thể nghe thấy tiếng tại phần hõm của các ngón tay vì đây là nơi chứa khí khi đập vào huyệt. 
  • Lặp lại động tác khoảng 3-5 lần tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về vị trí, tác dụng cũng như cách bấm huyệt. Hy vọng rằng những chia sẻ của Jpxsport có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách tốt nhất.