Huyệt Tâm Du: Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

HUYỆT TÂM DU: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG VÀ CÁCH BẤM HUYỆT

Huyệt Tâm Du nằm trong số 108 huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Chúng có tác dụng dưỡng tâm, an thần, định khí cùng nhiều lợi ích tuyệt vời khác với sức khỏe. Cùng Jpxsport tìm hiểu về vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt tâm du để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất nhé. 

Huyệt Tâm Du là gì?

Huyệt Tâm Du còn có những tên gọi khác như huyệt Bối du, Cửu Lao. Đây là huyệt đạo có xuất xứ trong Thiên Bối Du. Theo từ điển, Tâm có nghĩa là tạng tâm, Du có nghĩa là đi vào. Có thể hiểu, huyệt đạo này chính là nơi đưa khí vào tạng Tâm và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. 

Tâm du huyệt là huyệt vị thứ 15 trong kinh Bàng Quang. Huyệt đạo này nằm trong kinh thủ Thiếu Âm Tâm. Vị trí huyệt ở tả khí Dương trong Lục Phủ Ngũ Tạng. 

Vị trí

Huyệt Tâm du là những huyệt đạo thuộc vùng eo, lưng, mông của cơ thể. Cách xác định vị trí huyệt như sau: 

  • Ở vị trí 2 phần xương sống, tại phần dưới của đốt sống thứ 5 đi ngang qua 1,5 tấc đồng thân.
  • Xác định vị trí giao điểm của đường đi ngang qua đầu gai đốt sống lưng số 5 với đường thẳng ngoài mạch Đốc. 
  • Từ vị trí này, đo sang ngang khoảng 1,5 tấc. Điểm xác định được chính là vị trí huyệt tâm du. 

Tiến hành giải phẫu huyệt sẽ thấy rõ, huyện bị chi phối bởi các nhóm cơ và dây thần kinh trong cơ thể. Các nhóm cơ chi phối phần da huyệt gồm: cơ thang, cơ trám, cơ lưng dài, cơ gai ngang, cơ bán gai cổ và cơ sườn. Nhóm dây thần kinh chi phối huyệt gồm: nhánh thần kinh sọ não số XI, nhánh thần kinh đám rối cổ, tay, dây thần kinh sống lưng 5 và dây thần kinh kinh sườn 5. Phần da huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh số D5. Giải phẫu sâu bên trong sẽ thấy rõ phổi của con người. 

Tác dụng

  • Do nằm ở vị trí đặc biệt gần phổi nên huyệt có tác dụng an thần định chí, tâm căn suy nhược
  • Tác động huyệt giúp điều hòa khí huyết, dưỡng tâm thoái mái và luôn tự nhiên nhất. 
  • Huyệt chủ trị điều trị các bệnh về tim, tâm thần phân liệt
  • Bấm huyệt giúp giảm triệu chứng động kinh hay biểu hiện của bệnh suy nhược thần kinh. 
  • Phối hợp bấm huyệt tâm du và một số huyệt đạo khác trong cơ thể có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như: trị ho ra máu, trị chứng uất ức tại phần ngực, trị chứng bứt rứt, hoảng hốt thường xuyên,…

Cách bấm huyệt tâm du giúp điều trị bệnh

Bấm huyệt trị bệnh tâm căn suy nhược

Tâm căn suy nhược nếu không được điều trị tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận và dạ dày. Cách bấm huyệt tâm du giúp trị bệnh này như sau:

  • Xác định chính xác vị trí của huyệt
  • Đặt ngón trỏ lên vị trí vừa xác định, xoa bóp 30 phút/lần/ngày tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh. 
  • Điều trị theo cách này trong vòng 15-30 ngày

Hoặc bạn có thể thực hiện châm cứu huyệt. Tuy nhiên nếu thực hiện châm cứu, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trị liệu trước khi tiến hành:

  • Xác định vị trí huyệt trước khi châm
  • Châm kim xiên về phía cột sống. Châm kim sâu từ 0,5-0,8 thốn.
  • Cứu trong vòng 3-5 tráng, ôn cứu từ 5-10 phút. 
  • Châm bổ lưu kim trong vòng 30 phút.

Châm cứu trị loạn nhịp tim

Theo y học cổ truyền, phương pháp điều trị loạn nhịp tim dựa trên nguyên tắc dưỡng tâm, an thần và định quý. Theo đó, châm cứu sẽ tác động vào các huyệt đạo chính như tâm du, nội quan, thần môn, cự khuyết. Cách châm cứu huyệt như sau:

  • Xác định vị trí huyệt
  • Châm kim xiên, châm sâu từ 0,5-0,8 thốn
  • Lưu kim 30 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần hoặc 2 ngày một lần. 

Châm cứu huyệt trị mất ngủ

Chữa mất ngủ bằng cách châm cứu huyệt được nhiều người bệnh đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, cách điều trị này đòi hỏi bác sĩ phải tác động đồng thời đến nhiều huyệt đạo khác nhau trong cơ thể. Do đó, tùy theo thể trạng của người bệnh cũng như nguyên nhân gây mất ngủ mà thầy thuốc sẽ có cách điều trị khác nhau:

  • Mất ngủ do tâm huyết hư: châm cứu huyệt tâm du, nội quan, huyết hải, thái xung, thần môn, cách du, trung đô
  • Mất ngủ do tâm tỳ suy yếu: châm cứu huyệt tam giao, thái bạch, tâm du, cách du, nội quan, túc tam lý.

Một số lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt tâm du chữa bệnh

Dù có nhiều tác dụng với sức khỏe, tuy nhiên nếu không biết cách châm cứu, bấm huyệt đúng, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh:

  • Xác định chính xác vị trí huyệt trước khi thực hiện
  • Kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc bởi cách chữa bệnh này cần một khoảng thời gian dài mới đạt được hiệu quả mong muốn. 
  • Không châm cứu, bấm huyệt ở những vị trí bị tổn thương, lở loét hay chảy máu. 
  • Không nên thực hiện khi người bệnh quá no hay qua đói. 
  • Không nên châm kim quá sâu để tránh ảnh hưởng đến phổi
  • Kết hợp phươn pháp chữa bệnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tập thể dục thường xuyên. 
  • Nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi thực hiện
  • Không nên tự châm cứu tại nhà, nên thực hiện tại các trung tâm trị liệu y học cổ truyền để đảm bảo an toàn. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về vị trí, tác dụng cũng như cách bấm huyệt châm cứu huyệt tâm du. Hy vọng rằng chia sẻ của Jpxsport có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như cả gia đình một cách tốt nhất. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tính năng Body Scan trên các dòng ghế mát xa với khả năng dò tìm huyệt đạo. Nhờ đó, ghế sẽ thực hiện các kỹ thuật xoa bóp, ấn huyệt, giúp cơ thể đánh bay tình trạng đau nhức xương khớp, phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe.