Huyệt Đản trung: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt
HUYỆT ĐẢN TRUNG: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT
Huyệt Đản Trung nằm tại vị trí trung tâm của cơ thể, là một trong hệ thống 108 huyệt đạo quan trọng. Nắm được vị trí, tác dụng cũng như học cách day bấm huyệt này có thể chữa trị nhiều bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe. Cùng Jpxsport tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
>>> Xem thêm: Hệ thống 108 huyệt đạo quan trọng trên cơ thể
Huyệt Đản Trung là gì?
Huyệt Đản Trung còn được gọi là huyệt đàn trung, chiên trung, nguyên kiến, hung đường, thượng khí hải, nguyên nhi. Tuy nhiên, được ghi nhớ nhất là tên Đản trung.
Theo từ điển Hán – Việt, Đản có nghĩa là chất màu trắng đục. Trung có nghĩa là trung tâm. Ghép hai từ này với nhau, huyệt đản trung mang ý nghĩa là lớp màng bảo vệ tim mạch.
Ngoài ra, vị trí của huyệt nằm ở vùng gần tim mạch nhất nên có tên gọi là chiên trung (trung y cương trực). Huyệt xuất xứ từ Thiên Căn Kết ở Linh Khu 5. Đây là huyệt thứ 17 trong mạch Nhâm. Trong mạch này, huyệt hội với các kinh như Tâm tiêu, Tiểu trường, thân và tỳ. Huyệt Đản trung là huyệt Mộ Tam Bài, huyệt hội của khí tại mạch Nhâm.
Vị trí
Vị trí huyệt nằm ở vùng trung tâm vùng ngực và rất dễ tìm thấy. Đối với nam giới, vị trí huyệt là nơi giao nhau của đường xương ức với đường nối hai núm vú. Đối với nữ giới, huyệt nằm tại vị trí đường ngang qua bờ trên hai khớp xương ức thứ 5 của cơ thể. Phía dưới vị trí huyệt là phần xương ức. Phần da này được chi phối bởi một phân đoạn thần kinh vị trí D4.
Tác dụng
Nằm ở vị trí trung tâm nên huyệt đản trung có nhiều tác dụng quan trọng với sức khỏe. Có thể kể đến một số tác dụng khi day ấn huyệt đạo này như:
- Chữa đau tức ngực: day ấn huyệt đản trung giúp điều chỉnh những cơn đau ngực khó chịu, điều chỉnh lượng máu về tim hợp lý để không ảnh hưởng đến tim mạch.
- Làm giảm triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn: cơn đau này xuất hiện với các biểu hiện như đau co thắt đột ngột, khó thở, lồng ngực nóng rát,… Thực hiện day ấn huyệt 2 lần/ngày có thể ngay lập tức làm giảm những cơn đau tại những vị trí này.
- Giảm căng thẳng mệt mỏi: xoa bóp, bấm huyệt đản trung có thể giảm những vấn đề về hô hấp, đau hay căng thẳng khó chịu, cải thiện chức năng của hệ thần kinh, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn; từ đó giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi.
- Trị hen phế quản: do rối loạn hoạt động của các tạng trong cơ thể gây ra hen phế quản với các triệu chứng như ho nhiều, khó thở, tức ngực,… Bấm huyệt Đản trung có thể phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng này.
- Tăng cường hệ miễn dịch: bấm huyệt này có thể thúc đẩy quá trình sản xuất bạch cầu để hoạt hóa ở tuyến ức, hỗ trợ biến đổi lympho T tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Huyệt Đản Trung có ảnh hưởng đến phần ngực và các bệnh lý liên quan
Cách bấm huyệt
Hiện nay, các phương pháp tác động đến huyệt đản trung được nhiều người áp dụng trong việc chữa bệnh đó là: bấm huyệt, xoa bóp huyệt và châm cứu. Cách thực hiện từng phương pháp như sau:
Bấm huyệt
- Xác định chính xác vị trí huyệt
- Dùng 2 ngón tay cái, liên tục xoa vào vị trí vừa xác định theo chiều dọc. Đến khi xuất hiện cảm giác nóng lên ở phần da của lồng ngực thì dừng lại.
- Để hiệu quả tốt hơn, bạn nên thực hiện nhanh và mạnh
- Hoặc có thể sử dụng các ngón tay cái để ấn và xoay huyệt theo hướng cùng chiều kim đồng hồ trong vòng 5 giây và nghỉ 3 giây tiếp theo. Thực hiện động tác trong vòng 2 phút thì kết thúc.
Xoa bóp huyệt
- Tiến hành xoa bóp huyệt và lồng ngực mỗi ngày 2 lần.
- Thực hiện xoa bóp theo chiều từ trên xuống dưới khoảng 100 – 200 lần.
- Việc này sẽ kích thích tuyến ức giúp sản sinh các tế bào miễn dịch và phòng tránh bệnh tật trong cơ thể.
Châm cứu
Để tiến hành châm cứu huyệt, trước hết bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ trị liệu hoặc đến các cơ sở khám chữa bệnh để thực hiện và đảm bảo an toàn. Châm cứu huyệt đúng cách có thể giúp điều trị hen phế quản hoặc các bệnh phần ngực.
- Sử dụng kim có độ sâu từ 0,3 đến 1,5 thốn.
- Châm kim đi dưới da, thực hiện từ 5-20 phút. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ để điều chỉnh thời gian thực hiện.
- Lưu ý châm cứu đúng theo hướng để tránh các ảnh hưởng xấu như bất tỉnh hay chân tay lạnh trong quá trình thực hiện.
Một số lưu ý khi bấm huyệt, châm cứu
Dù có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe nhưng nếu thực hiện sai cách, việc bấm huyệt đản trung có thể gây các vấn đề nguy hiểm. Do đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện bấm huyệt:
- Huyệt nằm tại vị trí xương ức nên cần chỉnh góc châm cứu đi thẳng để tránh xuyên qua xương, nội tạng, đặc biệt là ở trẻ em
- Không thực hiện châm cứu bấm huyệt khi cơ thể quá đói hoặc quá no để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
- Khi dùng ngón tay để bấm huyệt nên nắm chặt tay lại, chỉ duỗi ngón cái và ấn từ trên xuống. Tuyệt đối không thực hiện theo chiều ngược lại.
- Thực hiện theo đúng trình tự để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Không nên áp dụng cách này đối với phụ nữ mang thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
- Người nghiện rượu bia, chất kích thích không nên áp dụng cách bấm huyệt đản trung
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi thực hiện
- Các tác dụng chữa bệnh lý của huyệt đạo này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không chữa trị hoàn toàn. Nên kết hợp điều trị bằng phương pháp Tây y để chữa trị hoàn toàn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin mà bạn cần biết về vị trí, tác dụng và cách châm cứu đối với huyệt Đản Trung. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tính năng Body Scan trên các dòng ghế massage toàn thân. Đây là tính năng giúp ghế xác định chính xác vị trí các huyệt đạo, từ đó thực hiện những kỹ năng day ấn, xoa bóp chuyên sâu. Nhờ đó, cơ thể sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, giúp việc chăm sóc sức khỏe trở nên dễ dàng hơn.