Huyệt Phế Du: Vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt
HUYỆT PHẾ DU: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT
Dù có 108 huyệt đạo khác nhau nhưng ở mỗi vị trí, các huyệt đạo sẽ có những ảnh hưởng và tác động nhất định đối với cơ thể. Huyệt phế du cũng có những ảnh hưởng nhất định đến phần eo, lưng, mông. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu về vị trí, tác dụng cũng như cách bấm huyệt đạo này để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Huyệt Phế Du là gì
Huyệt phế du còn được biết đến là huyệt do vị trí của chúng nằm gần phổi. Giải nghĩa tên huyệt, “phế” được hiểu là phổi, “du” là trạng thái đưa khí từ bên ngoài vào bên trong tạng phổi.
Đây là huyệt đạo thứ 13 của vùng Bàng quang kinh. Huyệt vị này được coi là huyệt du bối của phế khí có tác dụng phân tán dương khí của phổi. Phế du huyệt thuộc nhóm huyệt tán dương khí lục phủ ngũ tạng.
Vị trí
Để xác định vị trí của huyệt, bạn có thể làm theo cách sau đây:
- Từ vị trí của gai đốt sống thứ 3, đo về phía dưới theo chiều ngang, cách 1,5 thốn
- Vị trí huyệt phế du nằm ngang với huyệt Thân trụ và ngay sát với phổi.
- Vị trí huyệt cũng chính là nơi đưa khinh khí từ phổi đi trực tiếp vào cơ thể.
Tiến hành giải phẫu có thể thấy rõ huyệt chịu tác động bởi các lớp cơ gồm cơ thang, cơ bán gai của đầu, cơ ngang sườn, cơ gối cổ, cơ cổ dài, phổi. Bên cạnh đó, huyệt cũng chịu ảnh hưởng của dây thần kinh vận động nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối tại cánh tay, nhánh đám rối phần cổ sâu. Vùng da huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Tác dụng
Do chịu ảnh hưởng từ các lớp gân cơ và thần kinh, huyệt phế du có tác dụng đối với một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp như:
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh về phổi như: lao phổi, viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản,…
- Giúp điều hòa khí huyết, thúc đẩy dương khí được lưu thông giúp chúng dễ dàng đi vào phổi hơn.
- Giúp đào thải chất độc trong cơ thể, cơ thể được thanh lọc, đưa cặn bã ra bên ngoài, từ đó giúp phổi luôn khỏe mạnh.
- Trị ra mồ hôi trộm, vã mồ hôi không kiểm soát, giảm tiết mồ hôi
- Có khả năng chữa lẹo mắt và điều trị các bệnh lý về mắt khi kết hợp với Bàng Quang Kinh
- Đặc biệt khi kết hợp với các huyệt đạo khác, huyệt còn có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như: trị ho, đại tả phế khí, áp xe phổi, hen suyễn, thấp nhiệt, đờm,…
Cách bấm huyệt
Những tác dụng tuyệt vời của huyệt phế du đối với sức khỏe chỉ thực sự hiệu quả nếu bạn tác động vào huyệt đúng cách. Bạn có thể tham khảo cách bấm huyệt theo hướng dẫn sau:
- Xác định chính xác vị trí huyệt trước khi thực hiện
- Dùng 3 ngón tay chụm lại rồi đặt lên vị trí vừa xác định.
- Day ấn ngón tay theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải
- Thực hiện day ấn liên tục trong khoảng 3 phút. Có thể giảm lực day ấn nếu bạn cảm thấy khó chịu.
- Lặp lại các động tác trong khoảng 5-7 lần, mỗi lần thực hiện cách nhau từ 5-7 phút.
Ngoài cách bấm huyệt, bạn có thể thực hiện châm cứu để tận dụng những lợi ích của huyệt đạo này với sức khỏe. Cách châm cứu huyệt như sau:
- Xác định chính xác vị trí huyệt trước khi thực hiện
- Châm kim xiên, hướng về phía cột sống, đam kim khoảng 0,3-0,5 thốn.
- Cứu trong vòng 3-5 tráng, ôn cứu từ 5-10 phút.
Lưu ý khi thực hiện không nên châm kim quá sâu để tránh những tác động xấu đến các vị trí khác trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin về huyệt Phế du mà Jpxsport muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể bổ sung kiến thức về vị trí, tác dụng, cách bấm huyệt vị này cũng như chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tính năng Body Scan trên các dòng ghế mát xa toàn thân. Với tính năng này, ghế sẽ thực hiện quét toàn bộ cơ thể, xác định chính xác vị trí huyệt đạo. Từ đó, ghế thực hiện các chức năng day ấn huyệt, giúp đánh bay triệu chứng đau nhức một cách nhanh chóng, cải thiện sức khỏe toàn diện.